Những đặc điểm và nguồn gốc xuất xứ của chuột Hamster

Chuột hamster được sử dụng trong các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học do chúng không mang trên mình mầm bệnh và sinh sôi rất nhanh (một lứa đẻ mới mỗi tháng), ngoài ra lại còn rất thân thiện và dễ dàng bồng bế. Chúng thường được dùng làm động vật thí nghiệm trong nghiên cứu về bệnh tim mạch vì hệ thống tim mạch của chúng giống hệ thống tim mạch của con người một cách đáng ngạc nhiên.
Chuột hamster, hamster, hay chuột đất vàng[1], trong từ điển dịch là chuột hang vì là loài thường hay đào hang, là một loài động vật gặm nhấm thuộc phân họ Cricetinae, bao gồm 25 loài thuộc 6 hoặc 7 chi khác nhau[2]. Được nuôi để làm các thí nghiệm khoa học và hiện nay còn để làm thú nuôi cho những người yêu thích vật nuôi nhỏ. Chuột hamster được phát hiện tại một thành phố gần Siberia vào năm 1829.

Đặc điểm
Chuột hamster không phải thuộc loài họ chuột thông thường (họ Chuột) như chuột cống, chuột nhắt, chuột đồng… mang nhiều mầm bệnh. Mà thực ra chúng thuộc họ Cricetidae, sinh sống ngoài tự nhiên, thường đào hang và có hai túi má để dự trữ thức ăn. Chúng thường sống ở hoang mạc, bán hoang mạc, hoặc nơi có khí hậu ôn đới, không phải loài chuột đồng thường phá hoại mùa màng.
Chuột hamster có kích thước nhỏ; bộ lông mềm bao phủ khắp cơ thể. Chúng có nhiều loại và nhiều màu lông khác nhau (đen, xám, vàng, trắng, trắng tuyền, vàng kim…). Chuột hams có đuôi nhưng cực kì ngắn và có 1 lớp lông mỏng bao phủ dường như chẳng để làm gì cả.
Nguồn gốc và xuất xứ của chuột hams
Vào năm 1839, báo cáo của nhà động vật học người Anh George Waterhous cho biết đã tìm được một con chuột hamster cái già ở Syria, tên khoa học của nó là Cricetus auratus, còn gọi bằng tên thông thường là Golden Hamster (tạm dịch: chuột hamster vàng). Trong năm 1930, các nhà động vật học và giáo sư của trường đại học Jerusalem Aharoni tìm được một con chuột hamster mẹ và vài con con của nó ở sa mạc Syria. Và họ đã đem chúng về phòng thí nghiệm, phần lớn chết và trốn thoát. Số chuột hamster còn lại được trao cho Trường Đại học Hebrew ở Jerusalem, tại đó họ đã gây thành công giống chuột hamster tương tự như Golden Hamster. Tuy nhiên, chúng to hơn một chút so với giống chuột hams mà Waterhouse tìm được, và tên khoa học của chúng là Mesocricetus auratus, mặc dù có thể chắc chắn rằng tất cả chúng đều cùng một loài.
Chuột hamster được chuyển đến tất cả các phòng thí nghiệm trên thế giới. Chúng tới Anh vào năm 1931,và 1938 thì nhu nhập vào Mỹ. Còn giống Golden Hamster được sinh từ những con thuần chủng tìm thấy ở Syria với số lượng rất ít, nó được bán ra từ những du khách đem từ sa mạc Syria về. Có hẳn một một kho riêng biệt quan trọng lưu trữ hamster ở Mỹ vào năm 1971,nó sẽ không bao giờ được biết đến nếu không vì những con vật cưng của Bắc Mỹ đều có nguồn gốc từ chúng.
Giống Phodopus campbelli, Phodopus sungorus được giới thiệu ở Hội chợ thú nuôi Anh năm 1970. Chuột hams Roborovski từ Hà Lan đã du nhập vào Anh vào năm 1990.
Chuột hamster được sử dụng trong các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học do chúng không mang trên mình mầm bệnh và sinh sôi rất nhanh (một lứa đẻ mới mỗi tháng), ngoài ra lại còn rất thân thiện và dễ dàng bồng bế. Chúng thường được dùng làm động vật thí nghiệm trong nghiên cứu về bệnh tim mạch vì hệ thống tim mạch của chúng giống hệ thống tim mạch của con người một cách đáng ngạc nhiên.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *