Những bước quan trọng để làm quen chuột hamster khỏi bị cắn
Một trong những vấn đề cần lưu ý khi nuôi hamster, đặc biệt là những người mới nuôi hamster. Những người mới nuôi hamster thường không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cũng như bỡ ngỡ trong bước đầu làm quen và rất dễ khiến hamster sợ hãi cắn trả. Để có thể làm quen và vui đùa với hamster một cách an toàn và nhanh nhất, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về hamster cũng như cách làm quen, chăm sóc bước đầu.
Nuôi hamster là một trong những thú vui hiện nay, tuy nhiên nuôi hamster cũng giống như nuôi bất cứ một loài thú cưng nào khi bạn cần phải chăm sóc và yêu thương chúng thật sự. Chỉ có tình yêu thương thực sự mới đảm bảo rằng chúng giống như người bạn thân thiết, luôn khỏe mạnh, năng động và chơi đùa với bạn an toàn.
Một trong những vấn đề cần lưu ý khi nuôi hamster, đặc biệt là những người mới nuôi hamster. Những người mới nuôi hamster thường không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cũng như bỡ ngỡ trong bước đầu làm quen và rất dễ khiến hamster sợ hãi cắn trả. Để có thể làm quen và vui đùa với hamster một cách an toàn và nhanh nhất, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về hamster cũng như cách làm quen, chăm sóc bước đầu.
hamster-can-nguoi
Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn trở thành người bạn thân thiện với hamster ngay từ những ngày đầu nuôi hamster nhé!
Bước 1: Hãy cẩn thận. Vào mỗi buổi đánh thức hamster dậy hãy khởi động bằng cách khẽ thì thầm gọi tên nó. Thường xuyên nói chuyện nhẹ nhàng với hamster sẽ khiến bé hamster làm quen dần với tiếng nói của bạn. Khi bé hamster đã quen với tiếng nói của bạn, chúng sẽ trở nên dễ thuần hóa hơn. Cùng với việc gọi tên chúng mỗi ngày, hãy sử dụng một chiếc khăn giấy không mùi, chà nhẹ trên da của bạn để khăn giấy lưu lại mùi của bạn, lưu ý trước khi chà thì vùng da được chà lên cần phải sạch sẽ, giữ đúng mùi của da bạn, sau đó đưa khăn giấy vào lồng nuôi hamster để hamster có thể quen dần và dễ gần hơn với mùi cơ thể bạn.
Bước 2: Mỗi ngày, đưa từ từ tay vào lồng nuôi hamster. Lưu ý, khi đưa tay vào cũng cần nhẹ nhàng, từ từ vì nếu động tác này diễn ra đột ngột sẽ khiến hamster sợ hãi. Đặc biệt là với những bé hamster đã từng cắn lại bạn, chúng có thể sẽ nhào tới và tiếp tục cắn. Để tay từ từ trong lồng để hamster dễ dàng nhìn thấy, đánh hơi thấy. Nếu thấy hamster tiến lại gần ngửi và quay đi thì đây là dấu hiệu tốt. Còn nếu bị cắn thì hãy thử lại vào ngày hôm sau. Như thế sau vài ngày bạn sẽ dễ dàng kết bạn với hamster.
Bước 3: Làm quen bằng mồi ngon. Hãy sử dụng một miếng mồi hấp dẫn trong lòng bàn tay rồi đưa vào lồng nuôi hamster. Để hamster ăn miếng mồi ngon đó. Bước này bạn có thể thực hiện sau khi đã làm quen dài ngày với hamster. Rất có thể hamster sẽ cắn bạn nhưng đó không phải là sự thất bại mà bởi vì bé muốn bạn thả miếng mồi ra. Chính vì vậy bạn không nên nản lòng và chỉ cần bình tĩnh lại sau đó lại tiếp tục công việc này vào ngày hôm sau.
Bước 4: Nhẹ nhàng và từ từ hớt nhẹ và đưa hamster ra khỏi lồng. Không chỉ cần thì thầm gọi tên hamster mỗi ngày mà việc vuốt ve nhẹ nhàng cũng giúp bé hamster quen dần với bạn. Bạn nên từ từ và cẩn thận bế bé lên, sự ân cần và yêu thương của bạn chắc chắn hamster sẽ cảm nhận được.
Nuôi hamster vốn dĩ không quá phức tạp, tuy nhiên với những người lần đầu nuôi hamster có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn khi chưa thể thích ứng được với những thói quen của chúng. Một chút kiên nhẫn, tận tình chăm sóc chắc chắn chúng sẽ trở thành người bạn vô cùng đáng yêu của bạn.
Nếu bạn là người mới nuôi hamster, thậm chí là người nuôi đã có kinh nghiệm nhưng vẫn gặp phải những vấn đề về chăm sóc hamster hãy liên với shop Luna để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!
Leave a Reply